Một ngôi nhà đẹp bên cạnh thiết kế ấn tượng thì biết cách phối màu sơn nhà đẹp tạo điểm nhấn cũng quan trọng không kém. Màu sơn nhà (ngoại thất và nội thất) chính là một trong những cách để bạn thể hiện gu thẩm mỹ và phong cách sống của bản thân. Vậy làm thế nào để lựa chọn được màu sơn nhà đẹp, phù hợp nhằm tăng tính thẩm mỹ của công trình? Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay những cách phối màu sơn nhà đẹp năm 2025 trong bài viết này nhé!
Ngoài ra, để sở hữu màu sơn nhà đẹp theo năm tháng và bền lâu với thời gian thì việc chọn sơn có chất lượng tốt cũng rất quan trọng. Trường hợp này, Sơn Dura xin giới thiệu Bộ 3 Hoàn Hảo chống loang màu với những tính năng đặc biệt như:
Sơn chống loang màu
Sơn chống sọc đen - Chống bám bụi
Sơn kháng muối kiềm - Bền màu lên đến 17 năm
Bộ 3 hoàn hảo sơn chống loang màu sở hữu nhiều tính năng nổi bật.
Bảng phối màu sơn nhà đẹp không chỉ giúp bạn biết cách phối màu sơn cho tổ ấm của mình, mà còn hiểu được các nguyên tắc và phương pháp phối màu để áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Bảng phối màu sơn nhà đẹp sẽ là chìa khoá để bạn sở hữu không gian sống lý tưởng cho gia đình thân yêu, mang lại không khí gia đình ấm áp, vui vẻ, sức khỏe dồi dào, tài vận hanh thông, con cái học hành thông minh. Còn chần chờ gì mà không khám phá ngay thôi!
Trước khi tìm hiểu về bảng phối màu sơn nhà đẹp, chúng ta phải hiểu được các nhóm màu sơn cơ bản trên vòng tròn bánh xe màu cũng như các cấp độ màu sắc.
Bánh xe màu sắc hay còn gọi là vòng tròn màu là phát kiến của nhà khoa học Issac Newton vào năm 1966. Theo đó ánh sáng trắng không chỉ đơn giản là màu trắng, mà nó là tổ hợp của rất nhiều màu. Ánh sáng trắng được phân giải thành một dải gồm 7 màu (đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím) hay còn gọi là 7 sắc cầu vồng.
Bánh xe màu sắc được hình thành bởi 12 màu chủ đạo, minh họa bằng 12 ô, chia thành hình nan quạt đều nhau. Mỗi cung màu sẽ được chia thành nhiều cấp độ màu từ đậm tới nhạt theo thứ tự từ ngoài vào trong.
Bảng phối màu sơn đẹp tuân theo quy tắc phân chia nhóm màu trên bánh xe màu. Cụ thể như sau:
Màu cấp 1 (màu cơ bản): Gồm 3 màu Đỏ - Red, Vàng – Yellow và Xanh – Blue. Đây được xem là 3 gam màu nổi bật nhất, thường dùng để phối với các tông màu khác nhưng lại rất khó để kết hợp với nhau. Nếu lấy 2 trong 3 màu sắc chủ đạo này hoà quyện với nhau sẽ tạo thành các màu cấp 2.
Màu cấp 2: Cam – Orange, Xanh lá – Green và Tím – Purple là các màu cấp 2 được tạo ra bằng cách pha trộn các màu cấp 1. Do đó các màu cấp 2 có xu hướng nhẹ nhàng hơn các màu cấp 1.
Nguyên tắc phối màu sơn giúp bạn dễ dàng lựa chọn các màu sắc để phối với nhau mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Để có được màu sơn nhà đẹp chúng ta có thể áp dụng một số nguyên tắc phối màu sơn dưới đây:
Nguyên tắc 60 - 30 - 10 được xem là nguyên tắc vàng trong phối màu sơn và trang trí nội thất. Theo đó, bạn chỉ nên dùng tối đa 3 màu sơn khác nhau để phối hợp với nhau, vừa đảm bảo yếu tố đa dạng cho không gian sống, tạo sự hài hoà, tăng hiệu ứng thẩm mỹ cũng như ấn tượng tốt về thị giác.
Theo nguyên tắc liền kề tức là bạn có thể sử dụng những màu sắc đứng cạnh nhau trên bánh xe màu sắc. Phối màu sơn nhà đẹp theo nguyên tắc liền kề giúp tạo hiệu ứng chuyển màu và gam màu chủ đạo một cách nhẹ nhàng, mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao.
Theo nguyên tắc này, bạn có thể chọn cho mình một màu sắc chủ đạo và kết hợp với những tông cùng màu sắc nhưng theo cấp độ nhạt dần, hoặc cũng có thể kết hợp với màu trắng (ví dụ xám - trắng, xanh - trắng). Lựa chọn màu sơn đơn sắc giúp không gian trở nên rộng rãi, thoải mái nhưng cũng không kém phần sang trọng.
Phối màu sơn theo nguyên tắc tương phản khá là khó, nhưng nếu biết cách phối màu đảm bảo ngôi nhà của bạn sẽ cực kỳ ấn tượng và khác biệt. Một số gam màu tương phản bạn có thể tham khảo như: đỏ - xanh lá, vàng - tím, xanh dương - da cam.
Phong thủy ngũ hành của một ngôi nhà không chỉ được áp dụng trong thiết kế ngôi nhà, bố trí nội thất mà còn thể hiện ở màu sơn nhà. Phối màu sơn nhà theo phong thuỷ giúp cân bằng năng lượng âm dương, mang đến những điều tốt lành, tài lộc, vạn sự hanh thông. Vì vậy việc lựa chọn màu sơn nhà đẹp đáp ứng các tiêu chuẩn phong thủy được rất nhiều gia chủ quan tâm.
Dựa trên tuổi mệnh của gia chủ, bạn có thể lựa chọn các màu sơn phù hợp theo bảng phối màu sơn nhà đẹp này giúp kích hoạt và tăng cường sinh khí cho căn nhà, nên lựa chọn các màu theo bản mệnh và màu tương sinh, tránh các màu tương khắc.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo nguyên tắc “Sinh thăng - Khắc giáng” theo không gian để phối màu sơn phong thủy. Cụ thể:
“Sinh thăng” tức là chọn các màu tương sinh để kết hợp với nhau theo từng cặp, đi từ dưới lên trên, bắt đầu từ màu gạch nền, lên đến vách tường rồi đến trần nhà. Đây là cách phối màu rất thuận ngũ hành và lại mang đến sự cân bằng cho không gian cũng như sự hài hoà về màu sắc. Lấy ví dụ: Nền nhà màu đỏ cam (thuộc hành Hỏa) thì màu tường có thể là màu vàng (thuộc hành Thổ - Hoả sinh Thổ) và màu trần sẽ là màu trắng (thuộc hành Kim - Thổ sinh Kim).
Mỗi màu sắc mang một ý nghĩa khác nhau, do đó màu sơn nhà đẹp theo sở thích cực kỳ đa dạng và phong phú.
Màu trắng thể hiện sự thuần khiết, tinh tế, khi kết hợp với các màu khác lại mang đến sự hiện đại, sang trọng. Bạn có thể kết hợp màu trắng làm sơn tường ngoại thất với màu xanh xám tinh tế của mái lợp bằng bitum phủ đá. Hay bạn cũng có thể dùng màu đen với ý nghĩa mang đến sự quyền lực, màu xám thể hiện đẳng cấp. Để dễ dàng cho bạn trong việc lựa chọn màu sơn theo sở thích, chúng tôi xin gợi ý bảng phối màu sơn nhà đẹp theo tông màu nóng - lạnh
Phối màu sơn nhà đẹp theo tông lạnh là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho những ai yêu thích không gian nhẹ nhàng, tươi mát và dễ chịu. Để thể hiện phong cách và gu thẩm mỹ của bản thân khi sử dụng tông màu lạnh, bạn cần chú ý một số điểm như sau:
Màu xanh dương là sự pha trộn giữa cổ điển và hiện đại. Tuỳ thuộc vào phong cách của mình mà bạn có thể phối màu xanh dương với các màu khác như: Phối với màu xanh bạc hà để tạo nên không gian nhẹ nhàng, cổ điển; hay phối màu xanh dương nhạt với màu trắng hoặc màu bạc để tạo nên sự hiện đại và tình tế.
Màu xanh lá là hiện thân của thiên nhiên, mang đến sự tươi mát, gần gũi. Bạn có thể kết hợp với sơn màu trắng hoặc vàng, sử dụng các vật dụng và nội thất bằng gỗ để tạo nên không gian tươi mới, tràn đầy sức sống.
Màu ngọc lam được tạo ra bằng cách pha trộn màu xanh lá và xanh dương. Đây là sự lựa chọn hoàn hảo đối với những người thích sự lạ mắt, phong cách phóng khoáng, hiện đại.
Phối màu sơn nhà đẹp theo tông màu nóng là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Màu nóng giúp mang lại cảm giác ấm áp, gần gũi, thể hiện phong cách cá tính của gia chủ. Tuy nhiên, phối màu sơn nhà bằng màu nóng dễ khiến không gian trở nên bí bách, chật hẹp. Do đó, bạn có thể kết hợp màu nóng với các màu sắc trung tính hoặc chỉ nên điểm xuyến ở một vài góc nhỏ trong nhà. Đối với 3 màu nóng đỏ, cam, vàng để đem lại sự tinh tế chi không gian, khi phối màu bạn cần lưu ý một số điều sau:
Màu đỏ mang ý nghĩa đem đến tài lộc và may mắn cho gia chủ nên rất được yêu thích. Tuy nhiên khi sử dụng màu này cần phải chú ý vì nó khá chói, không phù hợp cho các mảng tường lớn. Bạn có thể kết hợp đồ nội thất và các vật dụng mang màu sắc tươi sáng để làm dịu tính nóng của màu đỏ.
Màu cam mang lại sự năng động và tươi vui cho không gian nhà bạn. Nếu bạn ưa thích sự nổi bật bạn có thể dùng sắc cam đậm, nếu thích sự nhẹ nhàng bạn có thể dùng sắc cam nhạt.
Màu vàng là hiện thân của sự sang trọng, giàu sang và sung túc. Bạn có thể lựa chọn màu vàng làm màu sơn chủ đạo, tuy nhiên cần biết cách kết hợp thêm các màu khác một cách hài hoà để tránh làm chói mắt, tăng hiệu quả thị giác.
Sơn nhà được ví như một chiếc áo, không chỉ đóng vai trò giúp bạn giữ ấm cơ thể mà còn giúp làm đẹp, khẳng định cá tính bản thân. Ngoài việc lựa chọn được chiếc áo phù hợp với vóc dáng, bạn cũng cần phải quan tâm đến chất liệu sao cho bền đẹp cùng thời gian. Bên cạnh màu sơn nhà đẹp, lựa chọn được hãng sơn uy tín, có chất lượng tốt là điều cực kỳ quan trọng.
Trong vô vàn nhãn hiệu sơn trên thị trường, Sơn Dura là cái tên chiếm vị trí quan trọng trong tâm trí khách hàng và đang ngày càng trở nên phổ biến với mọi người mọi nhà. Với hơn 13 năm kinh nghiệm trong ngành sơn,Sơn Dura luôn chú trọng nghiên cứu và phát triển chất lượng sản phẩm với tiêu chí “Chất lượng có trước, thương hiệu đến sau”. Là dòng sơn cao cấp với 100% nguyên liệu ngoại nhập, sơn Dura được đánh giá cao về hiệu quả sản phẩm, có độ phủ cao, chống loang màu, chống sọc đen giúp về mặt bóng đẹp, bền màu và tươi sáng nhờ khả năng kháng kiềm kháng muối. Với nỗ lực vượt bậc trong việc tạo ra những sản phẩm sơn có chất lượng tốt, dễ thi công và độ bền cao, an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường, năm 2022, sơn Dura vinh dự nhận giải thưởng “Thương hiệu số 1 Việt Nam”. Nếu bạn đang phân vân trong việc lựa chọn hãng sơn uy tín, đảm bảo tuổi thọ công trình thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua:
Website: https://dura.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/sondura4.0
Hotline: 028.36011486 | Fax: 028.37442502 I Email: info@dura.com.vn
Có thể nói việc chọn được màu sơn nhà phù hợp sẽ giúp bạn thể hiện phong cách cá nhân, mang lại không gian sống thoải mái, thư giãn cũng như thu hút nhiều tài lộc may mắn. Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến những kiến thức bổ ích giúp bạn hiểu rõ về phối màu sơn nhà đẹp. Đừng quên đón đọc các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và thành công!
Đang gửi thông tin, vui lòng chờ trong giây lát...
Gửi thành công. Chúng tôi xin phép liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.
Enric PRO - Sơn ngoại thất Kháng Muối Kiềm không cần lót, Chống Loang Màu, Chống Sọc Đen 5L
Enric Hoàn Hảo - Sơn ngoại thất Chống Loang Màu, Chống Sọc Đen 5L
Enric Nano - Sơn lót ngoại thất Kháng Muối Kháng Kiềm, Chống loang màu, Chống bong tróc 5L
Enric Chống Bám Bẩn, Chống ẩm, Bền màu, Chống nấm mốc & rong rêu, Màng sơn bóng ngọc trai 5L
Enric Seal - Chống thấm và nóng sân thượng 15Kg
TOP 10 + MÀU SƠN NHÀ ĐẸP NHẤT 2025
Sơn hiệu ứng nghệ thuật là gì? Ưu nhược điểm của sơn hiệu ứng?
Sơn hiệu ứng Italian Art - Làn gió mới trong thiết kế kiến trúc hiện đại
5 màu sơn ngoại thất cho người mệnh Kim giúp gia chủ phát tài
Kinh nghiệm lựa chọn màu sơn ngoại thất tốt bền màu update 2025