HƯỚNG DẪN SƠN NGOẠI THẤT VÀ NỘI THẤT ĐÚNG QUY TRÌNH


TẢI BỘ SƯU TẬP 2979 MÀU SẮC TẠI ĐÂY

 
Bạn đang muốn tự sơn lại phòng hoặc tham khảo quy trình sơn đúng chuẩn cho ngôi nhà của mình và cần tìm một bản hướng dẫn sơn chi tiết nhất từ chuẩn bị dụng cụ ra sao cho đến cách pha sơn thì đây chính là bài viết dành cho bạn. 
Sơn nội thấtSơn ngoại thấtTuân thủ đúng hướng dẫn sơn nhà để có được lớp bảo vệ hoàn hảo

1. Các bước chuẩn bị trước khi bắt đầu sơn nhà
1.1. Chuẩn bị dụng cụ sơn

  • Chổi quét, con lăn sơn (hoặc súng phun).
  • Giấy nhám (dùng để xả lớp sơn cũ với nhà cũ hoặc để xả nhám lớp bột trét). Thường dùng loại nhám giấy 150mm
  • Băng keo giấy hoặc giấy báo + băng keo (để bảo vệ một số khu vực như ổ điện, chân tường tránh để sơn dính ra ngoài).
  • Bàn trét để cùng trét bột khi làm nhà mới.
  • Một số dụng cụ pha sơn như xô, gậy để khuấy trộn sơn.
  • Đồ bảo hộ (khẩu trang, mắt kính).
1.2. Chuẩn bị bề mặt tường trước khi sơn
Để việc thi công sơn dễ dàng và đảm bảo chất lượng thì cho dù là tường nhà mới hay nhà cũ bạn cần nắm vững 3 nguyên tắc sau: Sạch - Khô - Ổn định:
Sạch: Để mặt sơn đảm bảo sạch sẽ cần thao tác làm sạch như sau:
  • Chất dơ, bụi: Lau chùi bằng khăn ướt nhẹ nhàng lau sạch chất dơ, bụi trên tường. Nếu cần thiết có thể sử dụng chất tẩy nhẹ để làm sạch vết dơ và bụi.
  • Rêu/Nấm mốc: Xối thật mạnh với nước sạch hoặc bằng dụng cụ đục, cạo và xử lý bằng dung dịch chống rêu. Sau khi xử lý sau vết rêu - nấm mốc cần để mặt tường khô thoáng.
  • Vết dầu/mỡ: Làm sạch bằng chất tẩy nhẹ và sử dụng ít dung môi nếu cần thiết, chà thật kĩ vết dầu mỡ để hạn chế tối đa tình trạng bám sót lại.
Khô: Mặt tường bắt buộc phải khô để đảm bảo tiêu chí sơn mịn và đẹp. Bạn có thể đo lường độ ẩm trước khi sơn bằng máy đo độ ẩm
  • Phần nền tường: Độ ẩm <16% nếu sử dụng máy đo độ ẩm Rotimeter.
Ổn định: Tường trước khi sơn phải đảm bảo bề mặt ổn định khô - phẳng - mịn, không bong tróc, không rạn nứt. Vậy nên với các mảng sơn cũ, bề mặt không ổn định cần phải thao tác trực tiếp tẩy sạch bằng đục, cạo, máy chà xát cạo hết mảng sơn cũ rồi mới tiến hành sơn chính thức.
1.3. Hướng dẫn cách pha sơn nước - sơn tường nhà
Các bước pha sơn nước
  • Bước 1: Đọc kỹ tài liệu, hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để xem độ pha loãng tối đa là bao nhiêu (tùy vào loại sơn và dụng cụ dùng để sơn)
  • Bước 2: Pha loãng sơn (bằng nước sạch hoặc dung môi) theo mức tối đa trong tài liệu nhưng để đạt kết quả tốt nhất thì không nên pha loãng.
  • Bước 3: Trộn thật đều
Bước 1: Chọn loại sơn nước mà bạn cần xem cách pha và ấn xem Hướng dẫn sử dụng
+ Bạn vui lòng truy cập vào: https://dura.com.vn/san-pham.html sau đó chọn sản phẩm Sơn Dura mà bạn đang sử dụng vào phần hướng dẫn sử dụng để xem hoặc có thể xem hướng dẫn sử dụng ở phía sau lon/thùng sơn.
 

Bước 2: Tìm phần thông tin về pha loãng để có thể chọn tỉ lệ tối ưu nhất
  • Đọc kỹ tài liệu, không pha quá mức tối đa để đảm bảo chất lượng lớp sơn.
  • Lấy một lượng sơn vừa đủ để pha và đậy chặt nắp thùng sơn lại.
1.4. Kinh nghiệm khi tự sơn nhà
Để bức tường sau khi sơn được hoàn hảo, phẳng mịn thì bạn cần đảm bảo chú ý những điều sau đây trước khi tiến hành sơn:
  • Bảo vệ những phần không sơn: Trước khi tiến hành sơn phòng bạn cần di chuyển hoặc che chắn nội thất trong phòng, cần che chắn cả nền nhà và cửa sổ. Với các đường viền, bạn có thể dán băng keo giấy để tránh dính sơn vào các mảng tường không cần sơn. Đặc biệt, cần đảm bảo ổ điện được che kín để sơn không dính vào gây mất thẩm mỹ.
  • Lưu ý kiểm tra kỹ một vài vị trí thường xảy ra khiếm khuyết như: bồn cây, lan can, đầu hồi, chân tường, các vách tường gần nhà vệ sinh, dễ bị thấm nước nên cần xử lý chống thấm trước khi sơn.
  • Các vị trí như ổ điện, cầu thang, chân tường, cạnh cửa thường được dặm vá, trám trét lại nhiều và kéo dài dẫn đến dễ bị lệch màu, bong tróc không đồng đều với những mảng tường lớn.
  • Chuẩn bị lượng sơn: Để tránh lãng phí và dư thừa quá mức sơn, trước khi sơn bạn cần có dự tính số lượng sơn. Chú ý đo kích cỡ căn phòng, trừ ra phần cửa sổ để biết được bạn cần chuẩn bị bao nhiêu sơn. Trên mỗi thùng sơn đều sẽ ghi đầy đủ thông tin và thông số kỹ thuật, tuy nhiên nếu chưa có kinh nghiệm, bạn nên hỏi người bán để nhận được tư vấn hoặc truy cập vào trang wed : https://dura.com.vn/san-pham.html chọn sản phẩm sau đó chọn phần dự toán.
 
  • Lựa chọn thời điểm sơn: Nên chọn thời điểm có thời tiết khô ráo trong năm, tránh mùa mưa và thời tiết nồm ẩm khiến cho sơn lâu khô, Nên sơn vào ban ngày để màng sơn được khô nhanh chóng.
  • Khi sơn cần mở hết cửa sổ (đối với sơn trong nhà) để phòng được thoáng khí giúp màng sơn mau khô và mau hết mùi sơn.
2. Quy trình, cách sử dụng sơn ngoại thất
2.1. Bước 1: Trét bột trét
Bột trét là bước đệm quan trọng để giúp cho lớp bề mặt tường phẳng mịn, giúp lớp sơn bám chắc và mượt mà. Quy trình thi công bột trét như sau:
Chuẩn bị bề mặt: cần đảm bảo bề mặt khô, ổn định, độ ẩm dưới 16% theo máy đo độ ẩm Protimeter hay bề mặt tường khô từ 21 đến 28 ngày trong điều kiện bình thường (nhiệt độ TB 300c, độ ẩm môi trường 80%) .Bề mặt cần được tẩy sạch các chất dơ, bụi bẩn, dầu mỡ, nấm mốc (nếu có)
Chỉnh sửa bề mặt (đối với bề mặt không bằng phẳng): Trám trét vào các lỗ rỗng, vết nứt trên mặt bằng, sau đó để khô 72 giờ ở 30 độ C trước khi trét bột trét.
Hướng dẫn pha bột trét: Trộn theo tỉ lệ 2.5 : 1 ( 2,5kg bột trộn với 1 lít nước), sau đó dùng máy khuấy (hoặc thiết bị phù hợp) trộn trong vòng 3 phút. Để hỗn hợp nghỉ 10 phút sau đó khuấy lại một lần nữa.
Tiến hành trét bột trét:
  • Trường hợp bề mặt bằng phẳng: Sử dụng bột trét để trét lần 1 lên bề mặt tường vữa, bê tông, trần… với độ dày mảng ướt khoảng 0,8 - 1mm (độ dày mảng khô khoảng 0,5 - 0,6 mm). Sau đó để khô trong vòng 1h đến 2h ở 30 độ C rồi mới tiến hành trét lần 2 tương tự.
  • Trường hợp bề mặt lồi lõm, không bằng phẳng: Sử dụng bột trét để trét lên lớp vữa nếu độ dày mảng khô sau cùng không quá 5mm. Trong trường hợp cần thiết có thể trét 4 - 6 lớp để đạt độ dày mảng khô 5mm (khoảng 1mm/lớp) Thời gian khô giữa các lớp là 16 giờ ở 30 độ C.
Kiểm tra: Đảm bảo bề mặt khô ráo, ổn định, độ dày mảng khô < 1mm (hoặc 3mm với bề mặt không bằng phẳng). Nếu bề mặt không phẳng cần tiến hành xã nhám để làm phẳng, mịn.
Sau khi trét lớp bột thứ 2 bạn cần chờ bột khô hẳn trong khoảng từ 1 đến 2 ngày rồi dùng giấy nhám tiến hành xả tạo phẳng.
Tham khảo thêm tại đây

2.2. Bước 2: Tiến hành sơn lót ngoại thất
Sử dụng lớp sơn lót nhằm mục đích tăng khả năng chống thấm, ngăn các tác động như bụi bẩn, rêu mốc ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của ngôi nhà.
Quy trình sơn lót ngoại thất đạt chuẩn như sau:
  • Kiểm tra bề mặt: Đảm bảo cho lớp bề mặt khô, sạch, ổn định. Độ ẩm cần được kiểm soát kỹ càng như đối với bột trét.
  • Pha sơn lót ngoại thất: Tùy vào từng loại sơn mà bạn cũng có thể pha loãng trong nước sạch hoặc sử dụng dung môi nhưng không được vượt quá 10% hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Tiến hành sơn lót: Sử dụng dụng cụ lăn sơn chuyên nghiệp để sơn lên bề mặt và đảm bảo lớp sơn được phủ đều.
  • Kiểm tra bề mặt: Để khô trong 2 giờ ở 30 độ C (đối với sơn nước) hoặc 4 giờ (đối với sơn dầu) sau đó kiểm tra để đảm bảo lớp sơn lót phủ đồng đều.
Khi lựa chọn sơn lót thì bạn có thể quan tâm tới sản phẩm sơn lót kháng kiềm Dura Enric Nano Sealer ngoại thất. Sơn lót Enric Nano Sealer có công thức riêng giúp kháng kiềm và muối tuyệt hảo, thi công được trên bề mặt tường còn ẩm, thi công được trên bề mặt bê tông tươi. Với tính năng và điều kiện thi công phù hợp với môi trường xây dựng tại Việt Nam làm cho màng sơn có khả năng kháng kiềm và muối tuyệt hảo, đảm bảo không xảy ra hiện tượng bay và loang màu.
2.3. Bước 3: Sơn phủ
Quy trình sơn phủ thực hiện như sau:
  • Kiểm tra bề mặt: Đảm bảo bề mặt khô thoáng, ổn định.
  • Pha sơn phủ ngoại thất: Phụ thuộc vào từng loại sơn ngoại thất, bạn có thể dùng nước để pha loãng thêm 5% đến 10% dung tích và trộn đều hỗn hợp hoặc pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Tiến hành sơn phủ lần 1: Dùng con lăn nhẹ nhàng để cho lớp sơn phủ đều, bề mặt sơn được mịn màng, đồng đều.
  • Để khô: Để khô từ 2 - 4 giờ ở nhiệt độ 30 độ C (tùy theo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất).
  • Tiến hành sơn phủ lần 2: Sau thời gian để khô thì sơn lớp sơn phủ thứ 2 tương tự như lớp thứ nhất, đảm bảo bề mặt đồng đều.
  • Để khô: Để khô từ 2 - 4 giờ ở nhiệt độ 30 độ C (tùy theo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất).
  • Kiểm tra: Kiểm tra xem bề mặt có láng mịn, màu sắc đồng đều hay không. Nếu không cần thi công thêm để đảm bảo tính che phủ cao nhất.
  • Hoàn thiện: Đảm bảo thời gian cho màng sơn khô hoàn toàn (ở 25 độ C trong 7 ngày)
 
3. Quy trình, cách sử dụng sơn nội thất tại nhà
3.1. Bột trét
Bột trét tường là bước đệm cần thiết để bề mặt tường mịn phẳng hơn, giúp sơn bám chắc, bền và mượt mà. Trong bột trét có các chất kết dính, chất độn và phụ gia để đảm bảo độ bám dính tốt nhất. Bạn nên chú ý đến thông số này khi lựa chọn bột trét.

Quy trình thi công bột trét như sau:
Chuẩn bị bề mặt: cần đảm bảo bề mặt khô, ổn định, độ ẩm dưới 16% theo máy đo độ ẩm Protimeter hay bề mặt tường khô từ 21 đến 28 ngày trong điều kiện bình thường (nhiệt độ TB 300c, độ ẩm môi trường 80%) .Bề mặt cần được tẩy sạch các chất dơ, bụi bẩn, dầu mỡ, nấm mốc (nếu có)
Chỉnh sửa bề mặt (đối với bề mặt không bằng phẳng): Trám trét vào các lỗ rỗng, vết nứt trên mặt bằng, sau đó để khô 72 giờ ở 30 độ C trước khi trét bột trét.
Hướng dẫn pha bột trét: Trộn theo tỉ lệ 2.5 : 1 ( 2,5kg bột trộn với 1 lít nước), sau đó dùng máy khuấy (hoặc thiết bị phù hợp) trộn trong vòng 3 phút. Để hỗn hợp nghỉ 10 phút sau đó khuấy lại một lần nữa.
Tiến hành trét bột trét:
  • Trường hợp bề mặt bằng phẳng: Sử dụng bột trét để trét lần 1 lên bề mặt tường vữa, bê tông, trần… với độ dày mảng ướt khoảng 0,8 - 1mm (độ dày mảng khô khoảng 0,5 - 0,6 mm). Sau đó để khô trong vòng 1h đến 2h ở 30 độ C rồi mới tiến hành trét lần 2 tương tự.
  • Trường hợp bề mặt lồi lõm, không bằng phẳng: Sử dụng bột trét để trét lên lớp vữa nếu độ dày mảng khô sau cùng không quá 5mm. Trong trường hợp cần thiết có thể trét 4 - 6 lớp để đạt độ dày mảng khô 5mm (khoảng 1mm/lớp) Thời gian khô giữa các lớp là 16 giờ ở 30 độ C.
Kiểm tra: Đảm bảo bề mặt khô ráo, ổn định, độ dày mảng khô < 1mm (hoặc 3mm với bề mặt không bằng phẳng). Nếu bề mặt không phẳng cần tiến hành xã nhám để làm phẳng, mịn.
Sau khi trét lớp bột thứ 2 bạn cần chờ bột khô hẳn trong khoảng từ 1 đến 2 ngày rồi dùng giấy nhám tiến hành xả tạo phẳng.
Tham khảo thêm tại đây: https://dura.com.vn/ZURIK-CHONG-NAM-MOC-NOI-THAT-38
3.2. Lớp sơn lót nội thất
Lớp sơn lót có tác dụng là tăng cường khả năng chống thấm, ngăn chặn tác động ngoài như bụi bẩn, rêu mốc... làm ảnh hưởng đến tính mỹ quan của ngôi nhà.
Khi sơn lót, bạn có thể tìm đến sản phẩm sơn lót của Sơn Dura. Các sản phẩm Sơn Dura này có công thức riêng biệt với mục đích hỗ trợ sơn phủ bề mặt, tạo độ dính chặt, tăng cường độ kết dính cho lớp sơn phủ và chống kiềm hóa vượt trội tăng cường khả năng chống thấm, rêu mốc, ngăn chặn sự loang màu.


Quy trình sử dụng sơn lót như sau:
Trước khi sơn lót: : cần đảm bảo bề mặt khô, ổn định, độ ẩm dưới 16% theo máy đo độ ẩm Protimeter hay bề mặt tường khô từ 21 đến 28 ngày trong điều kiện bình thường ( nhiệt độ TB 300c, độ ẩm môi trường 80%) .Bề mặt cần được tẩy sạch các chất dơ, bụi bẩn, dầu mỡ, nấm mốc (nếu có).
  • Pha sơn lót nội thất: Tùy thuộc vào loại sơn mà bạn có thể pha loãng với nước sạch (hoặc dung môi) nhưng không quá 15% theo thể tích, và trộn đều hỗn hợp trong 3 phút.
  • Tiến hành sơn lót: Sử dụng con lăn để sơn một lớp lên bề mặt, chú ý phải đảm bảo màng sơn phủ đồng đều trên bề mặt.
3.3. Hướng dẫn sơn hoàn thiện lần 1
Sau khi sơn lót bạn cần để bề mặt khô và ổn định mới tiến hành sơn hoàn thiện lần 1. Với loại sơn nước thì cần để khô trong 2 giờ ở nhiệt độ 30 độ C. Với loại sơn dầu thì cần để khô 4 giờ ở nhiệt độ 30 độ C. Sau đó tiến hành sơn hoàn thiện lần 1 theo các bước sau:
  • Trước khi sơn: Kiểm tra bề mặt đảm bảo khô thoáng và mịn phẳng.
  • Pha sơn nước nội thất: Tùy thuộc vào loại sơn nội thất, nếu cần bạn có thể dùng nước sạch để pha loãng khoảng 5 đến 10% theo thể tích, và trộn đều hỗn hợp trong 3 phút.
  • Tiến hành sơn hoàn thiện lần 1: Dùng con lăn, lăn nhè nhẹ để đảm bảo mặt tường mịn, phủ đều.
  • Kiểm tra sau khi sơn lần 1: Đảm bảo màng sơn phủ đồng đều trên bề mặt.
3.4. Hướng dẫn sơn hoàn thiện lần 2
Sau khi sơn hoàn thiện lần 1, bạn cần để mặt tường khô trong 2 - 4 giờ (tùy theo sản phẩm) ở nhiệt độ 30 độ C trước rồi mới tiến hành sơn hoàn thiện lần 2 theo các bước sau:
  • Trước khi sơn: Đảm bảo bề mặt hoàn toàn phẳng, mịn và khô ráo.
  • Pha sơn phủ nội thất lần 2: Có thể bổ sung (3-5%) nước sạch cho các hỗn hợp sơn đã pha nước, nếu đã sử dụng hơn 2 giờ.
  • Tiến hành sơn lần 2: Dùng con lăn, lăn nhè nhẹ để đảm bảo mặt tường mịn, phủ đều, đây chính là lớp sơn hoàn thiện lần cuối cùng.
  • Sau khi sơn sau: Quan sát nếu thấy lớp sơn phủ đều, không bị 2 màu, không có vết trên bề mặt tường thì bức tường sau sơn đã đạt chuẩn kết quả như mong muốn.
  • Sau đó cần để khô trong 2 đến 4 giờ (tùy theo sản phẩm) ở nhiệt độ 30 độ C để đảm bảo bức tường khô thoáng. 
3.5. Hoàn thiện và kiểm tra bề mặt
  • Để khô: Để khô trong vòng từ 2 - 4 giờ ở nhiệt độ 30 độ C. Thời gian khô sản phẩm tuân thủ theo tài liệu kỹ thuật.
  • Bước kiểm tra: Bề mặt tường hoàn thiện phải láng mịn, màu sắc đồng nhất. Cần đảm bảo màng sơn phủ kín bề mặt. Nếu màu sơn quá đậm cần tiến hành thi công thêm lớp hoàn thiện để đảm bảo tính che phủ của màng sơn. Để bề mặt thật khô và ổn định.
  • Bước hoàn thiện: Đảm bảo thời gian cho màng sơn khô hoàn toàn ở 25 độ C trong 7 ngày.
Lưu ý: Nếu chúng ta chọn màu sơn quá đậm thường những màu này rất khó đều màu thì để khi sơn lên tường tiết kiệm sơn và nhân công thì ta nên:
- Sau khi lăn sơn lót ta cần sơn 1 lớp cùng tông màu đậm đó nhưng màu nhạt hơn khoảng 30% nhằm tạo 1 lớp nền.
- Sau đó ta lăn 2 lớp sơn màu đậm đã chọn ban đầu như quy trình ở trên.
Để ngôi nhà được bảo vệ tốt nhất bạn nên sử dụng Bộ 3 Chống Loang Màu của Sơn Dura:
Tham khảo thêm tại: https://dura.com.vn/Tinh-nang-noi-bat/CHONG-LOANG-MAU-489-61.html
SƠN NGOẠI THẤT:
Sơn Enric Hoàn Hảo: ENRIC HOÀN HẢO là dòng Sơn nước Ngoại thất cao cấp ứng dụng công nghệ Cross-linking từ DOW Chemical (Hoa Kỳ) để mang đến những tính năng đặc biệt
  • Ngăn ngừa những vết sọc đen sau mưa
  • Tự cách ly và đào thải bụi bẩn giúp bề mặt luôn sáng bóng như mới.
  • Xem thêm tại đây: https://dura.com.vn/ENRIC-HOAN-HAO-81 hoặc các đại lý sơn Dura gần nhất.
SƠN NỘI THẤT
Sơn Enric chống bám bẩn nội thất: là sản phẩm sơn nước nội thất cao cấp, ENRIC CHỐNG BÁM BẨN ứng dụng Công nghệ Hybrid Nano từ Anh Quốc. ENRIC CHỐNG BÁM BẨN chứa phân tử Nano Silicone giúp chống thấm và Nano Fluoro Carbon chống bám bẩn. Liên kết hóa học giữa các hạt phân tử tạo bề mặt chắc chắn, đem lại độ bền cao cho màng sơn. ENRIC CHỐNG BÁM BẨN là loại sơn cao cấp acrylic gốc nước. 
Tham khảo thêm tại đây: https://dura.com.vn/ENRIC-CHONG-BAM-BAN-NOI-THAT-24 hoặc đại lý sơn Dura gần nhất.

SƠN LÓT KHÁNG KIỀM
Enric Nano Sealer ngoại thất: có công thức riêng giúp kháng kiềm và muối tuyệt hảo, thi công được trên bề mặt tường còn ẩm, thi công được trên bề mặt bê tông tươi. Với tính năng và điều kiện thi công phù hợp với môi trường xây dựng tại Việt Nam làm cho màng sơn có khả năng kháng kiềm và muối tuyệt hảo, đảm bảo không xảy ra hiện tượng bay và loang màu.
Tham khảo thêm tại đây: https://dura.com.vn/ENRIC-NANO-SEALER-NGOAI-THAT-41 hoặc đại lý gần nhất





   SƠN HIỆU ỨNG

LIÊN HỆ & HỖ TRỢ MIỄN PHÍ
Vui lòng điền vào mẫu liên hệ dưới đây để được hỗ trợ.

Gửi   Hotline: 0909221117

Đang gửi thông tin, vui lòng chờ trong giây lát...

Gửi thành công. Chúng tôi xin phép liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.